3 điều cần lưu ý khi thiết kế phòng trẻ em

Việc này đòi hỏi những người lớn có sự quan tâm và thấu hiểu tâm sinh lý của trẻ trước khi nghĩ đến một không gian nội thất trẻ em thích hợp dành cho trẻ trong suốt thời gian nghỉ ngơi, sinh hoạt và học tập trong gia đình.
Tính an toàn
Điều cần lưu ý trước tiên chính là sự an toàn. Không gian của người lớn cũng cần phải an toàn huống chi là không gian của trẻ em. Tuy nhiên sự an toàn đối với trẻ em cần được lưu ý với một cấp độ cao hơn. Điều này thể hiện qua kích thước không gian và kích thước các vật dụng cũng như trang thiết bị phải phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

Tuyệt đối không để trẻ một mình sử dụng những vật dụng của người lớn dễ dẫn đến việc quá sức của trẻ, gây đổ vỡ hay té ngã... Trẻ cần được bố trí những khoảng không gian đủ rộng để vui chơi, thỏa mãn tính hiếu động của lứa tuổi.

Ngoài ra, các vật liệu trong không gian của trẻ nên được khuyến cáo sử dụng các loại vật liệu nhẹ, “mềm” để loại bỏ những khả năng gây sát thương cho trẻ... Các vật liệu đó có thể kể như mút bọc vải, bọc da, sàn gỗ, sàn vinyl, bàn ghế bằng nhựa tổng hợp hay gỗ có trọng lượng nhẹ như gỗ thông... Một điều nữa mà người lớn cũng cần phải quan tâm đó là tránh tạo nên những góc cạnh nhọn, hay sắc bén có thể gây va chạm và chấn thương cho trẻ. Những vật dung trong không gian của trẻ cần phải được bo tròn hoặc mài giũa kỹ lượng các góc cạnh để phù hợp hơn với việc hiếu động, dễ mất kiểm soát của trẻ.
Tính giáo dục
Đầu óc của trẻ thơ như một trang giấy trắng nên rất dễ tiếp thu những điều mới lạ, hấp dẫn. Những kiến thức ban đầu có giá trị rất quan trong như một nền tảng để định hình tính cách cũng như quyết định tương lai sự nghiệp của trẻ khi lớn lên sau này. Vì vậy, không gian ở dành cho trẻ là một cơ hội tốt để các bậc làm cha làm mẹ có điều kiện giáo dục tư tưởng cho trẻ, hướng trẻ vào những mục tiêu tốt đẹp trong tương lai. Việc giáo dục này được thực hiên qua cách trang trí không gian ở của trẻ với những gam màu sinh động tươi vui giúp trẻ luôn cảm thấy sáng khoái về tinh thần.

Ngoài ra, những hình ảnh về cỏ cây hoa lá, phong cảnh đất nước và con người giúp trẻ thêm yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp, yêu con người...Ngoài ra, các bậc cha mẹ có thể khéo kéo lồng vào việc trang trí các câu tục ngữ ca dao ngắn gọn, dễ hiểu, những lời hay ý đẹp nhằm từng bước giáo dục, định hướng tương lai cho trẻ.

Tính linh hoạt
Về mặt pháp lý, khi đủ 18 tuổi thì đứa con đã được pháp luật thừa nhận là một người trưởng thành và không còn chịu sự bảo bọc của cha mẹ. Tuy nhiên trong suốt quãng thời gian 18 năm đó đứa con đã lớn lên theo từng năm, từng giai đoạn với sự phát triển về tâm sinh lý khác nhau của từng giai đoạn. Vì thế, khi thiết kế một không gian cho trẻ từ lúc mới sinh đến khi trưởng thành thì các bậc cha mẹ cần phải lưu ý đến sự linh hoạt của từng giai đoạn.

Đứa trẻ 2-3 tuổi còn chơi búp bê nhưng đến 6-7 tuổi thì đã biết suy nghĩ nhiều hơn, đến 9-10 tuổi đã biết thưởng thức nghệ thuật, đến 14-15 tuổi đã chuẩn bị trở thành một người trưởng thành. Thời gian thực sự là một đứa trẻ dường như chỉ trong khoảng 12 năm. Việc trang trí không gian cho trẻ chỉ có giá trị tạm thời và sẽ mau chóng thay đổi theo thời gian khi trẻ lớn lên. Vì vậy các bậc cha mẹ nên tránh “đóng khung” không gian cho trẻ bằng những hình thức trang trí kiên cố, nặng nề, phức tạp sẽ gây khó khăn và tốn kém về sau khi có sự thay đổi.

Sự thay đổi này là hiển nhiên và sẽ thay đổi rất nhiều lần cho đến khi đứa trẻ đã bước vào giai đoạn trưởng thành. Do đó khi trang trí không gian cho trẻ, phần giấy dán tường, sơn nước, vẽ tranh rất được nhiều người sử dụng vì tính linh hoạt, sinh động, dễ thay đổi, chi phí thấp.

Nhận xét